Logo  
Xin cảm ơn nhà tài trợ: Thoát
Đăng ký thành viên
Cá nhân
Thành viên Sự kiện Tìm kiếm
Nội quy
Tin tức Chợ
Hỏi và Đáp
Liên hệ ban quản trị
Nhà tài trợ
Trở lại   Chợ thông tin Đồ Hiệu > DỤNG CỤ THỂ THAO > Kinh nghiệm luyện tập

Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị
  #1  
Cũ 06-09-2012, 10:10 AM
lesen.dv lesen.dv đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 220
Mặc định Kinh nghiệm luyện tập bóng rổ

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Các vị trí cơ bản trong bóng rổ

Bất cứ môn thể thao đồng đội nào cũng đều có những vị trí rõ ràng với những nhiệm vụ khác nhau. Trong bóng rổ, có 5 vị trí cơ bản tương ứng với 5 cầu thủ thi đấu chính thức trên sân.


Trong bóng đá, mỗi đội bóng có thể ra sân với 1 hay 2 tiền đạo, 3 hoặc 4 tiền vệ… nhưng trong môn bóng rổ điều này thường ít xảy ra. Có 5 vị trí cơ bản tương ứng với mỗi cầu thủ thi đấu trên sân.



Minh họa các vị trí trên sân thi đấu.

Sân thi đấu bóng rổ được chia ra làm 3 khu vực gồm vùng bên ngoài vạch 3 điểm 6m25 (guards), khu vực nằm giữa vòng 3 điểm và khu vực hình thang (forward) và khu vực trung tâm bên trong hình thang (center). Mỗi vị trí tương ứng với khu vực hoạt động chủ yếu của mình.

1. Point Guard (PG) – Hậu vệ dẫn bóng

Khu vực hoạt động: bên ngoài vạch 3 điểm (guards)

Hậu vệ dẫn bóng hay còn được gọi một cách nôm na là “PG” hay “dẫn bóng”. Một hậu vệ dẫn bóng tốt phải là người có khả năng đọc được trận đấu, có những đường chuyền sắc sảo và những đường đột phá thông minh vào bên trong. PG thường được coi là “nhạc trưởng” của mỗi đội bóng rổ. Ngoài khả năng đưa ra những đường chuyền quyết định, với khu vực hoạt động thường xuyên cách xa bảng rổ (khu vực ngoài vạch 3 điểm) thì khả năng ném xa ở cự li 3 điểm luôn là vũ khí lợi hại của một PG.



Allen Iverson, Jason Kidd và Steve Nash.

Những PG xuất sắc của NBA 10 năm trở lại đây có thể kể đến Jason Kidd, Allen Iverson và Steve Nash. Các hậu vệ dẫn bóng là những người có thể hình khiêm tốn nhất nhưng lại là những người nhanh nhẹn nhất, các HLV thường lựa chọn những cầu thủ có chiêu cao khá “nhỏ bé” khoảng từ 1m83 đến 1m91. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp ngoại lệ khi mà những PG sở hữu chiều cao của một Trung phong (center) như Earvin “Magic” Johnson, cựu cầu thủ của Lakers sở hữu danh hiệu “PG cao nhất mọi thời đại của NBA” với chiều cao 2m06.

Có rất nhiều cầu thủ bắt đầu sự nghiệp của mình ở vị trí PG trước khi chuyển sang chơi một vị trí khác. Điển hình nhất có thể kể đến Gilbert Arenas, Dwyane Wade và Lebron James. Một điều thú vị là đội trưởng các đội bóng rổ thường do một PG đảm nhiệm.

2. Shooting Guard (SG) – Hậu vệ ghi điểm

Khu vực hoạt động: bên ngoài vạch 3 điểm (guards)

Nếu PG là nhạc trưởng của mỗi đội bóng thì SG chính là những nhạc công quan trọng nhất trong dàn nhạc. Họ là những cầu thủ có khả năng dứt điểm tốt nhất, thi đấu độc lập và là những người có khả năng nhất tranh chấp vị trí đội trưởng của mỗi đội bóng rổ.



Michael Jordan.

Hậu vệ ghi điểm có thể coi là người đa năng và “hoàn hảo” nhất trong mỗi đội bóng. Họ sẽ phải tự tìm khoảng trống và tự tạo cơ hội cho mình. Những SG luôn là những người có kĩ thuật cá nhân đặc biệt xuất sắc, khả năng xoay sở tốt và có thể định đoạt trận đấu.



Kobe Bryant luôn được kì vọng là “Jordan 2.0”.

Chiều cao lý tưởng cho mỗi SG từ khoảng 1m91 cho đến 2m01. Một trong những gương mặt tiêu biểu nhất cho vị trí này là siêu sao huyền thoại Michael Jordan.

3. Small Forward (SF) – Tiền phong phụ

Khu vực hoạt động: bên trong khu vực 3 điểm và vùng trung tâm hình thang (forward and center)

Các tiền phong phụ là những cầu thủ đa năng, luôn là những người nhanh nhẹn hơn và có thể hình nhỏ hơn các Tiền phong chính (PF) và Trung phong (C). Phạm vi hoạt động của các SF là tương đối tự do. Tại giải NBA, chiều cao của các SF dao động trong khoảng 1m96 đến 2m11.



Đồng đội thân thiết của MJ - Scottie Pippen.

Không chỉ có phạm vi hoạt động rộng mà cả chức năng của các Tiền phong phụ cũng rất “bao la”. Họ có thể thi đấu như một SG trong tình huống bóng này, nhưng ngay tình huống sau họ lại có thể là những Tiền phong chính (PF). Các SF luôn là những người nhanh nhẹn và mạnh mẽ ở khu vực bên trong rổ. Những SF nổi tiếng nhất trong lịch sử NBA có Larry Bird của Boston Celtics và Scottie Pippen của Chicago Bulls.

4. Power Forward (PF) – Tiền phong chính

Khu vực hoạt động: bên trong khu vực 3 điểm và vùng trung tâm hình thang (forward và center)

PF được coi là cầu thủ mạnh mẽ nhất của mỗi đội bóng và thi đấu chính xác theo những gì HLV đề ra. Các Tiền phong chính là người có khả năng ghi điểm khi bóng bật bảng. Các PF là người thi đấu gần Trung phong (center) nhất, hỗ trợ Trung phong nhiều nhất trong việc tranh bóng bật bảng (rebound) cả khi tấn công lẫn phòng thủ.



Kevin Garnett là một PF điển hình.

Các PF lý tưởng của NBA thường có chiều cao từ 2m06 đến 2m11. Những PF xuất sắc nhất mọi thời đại có Bob Petti, Tim Duncan, Karl Malone và Kevin Garnett. Có rất ít những cầu thủ chơi ở vị trí này có khả năng ném 3 điểm, một vài trường hợp ngoại lệ có Peja Stojakovic (New Orleans Hornets), Ersan Iiyasova (Milwaukee Bucks), Rashard Lewis (Orlando Magic) và Andrea Bargnani (Toronto Raptors).

5. Center (C) – Trung phong

Khu vực hoạt động: bên trong khu vực 3 điểm và vùng trung tâm hình thang (forward và center)

Trung phong là những cầu thủ có thể hình to lớn nhất nhưng lại có kĩ thuật cá nhân “ít ỏi” nhất. Họ thường được gọi là Big Man (những người to lớn) vì thể hình của mình. Các C luôn hoạt động trong một phạm vi cố định khá hẹp trong khu vực hình thang (center). Nhiệm vụ chính của những Trung phong là bắt bóng bật bảng (rebound), ghi điểm ở khu vực dưới rổ và cản phá những pha dứt điểm cuối cùng của đối phương (block).



David Robinson.

Trong chiến thuật bóng rổ, vị trí trung phong còn được coi là trục của đội bóng vì cả đội luôn thi đấu xoay quanh cầu thủ to lớn nhất này. Tiêu chí đầu tiên để có thể chơi ở vị trí này chính là chiều cao vượt trội và thể hình to lớn. Các Trung phong to lớn của NBA có chiều cao khoảng 2m1 đến 2m3.




Shaquille O’Neal.

Các Trung phong ngày nay không còn chơi cứng nhắc theo phong cách cổ điển “tập trung vào bảng rổ” mà thi đấu linh hoạt hơn nhiều với những pha ghi điểm đa dạng thay vì chỉ đơn thuần nhảy lên và úp rổ (dunk) ghi điểm. Những trung phong chơi theo phong cách cổ điển cuối cùng của thập niên 90 thế kỉ trước có thể kể đến Hakeem Olajuwon, David Robinson, Patrick Ewing và Shaquille O’Neal.
Trả lời với trích dẫn


  #2  
Cũ 06-09-2012, 10:10 AM
jmcvietnam jmcvietnam đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: Jun 2012
Bài gửi: 185
Mặc định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Bóng rổ cũng như bóng đá, phạm lỗi là điều không thể tránh khỏi. Các quy tắc về lỗi được đề ra giúp “hạ nhiệt” những cầu thủ nóng nảy nhất.


Chơi bóng rổ hay thi đấu đều cần dựa trên tinh thần vui vẻ thân thiện chứ không phải bạo lực. Do đó, những luật lệ được đưa ra để cảnh cáo những người chơi thô bạo hay quá khích.



Lỗi thô bạo trong bóng rổ.

Lỗi trong bóng rổ xảy ra khi trọng tài cho rằng đã có va chạm quá mức giữa hai cầu thủ trên sân và va chạm xảy ra do một cầu thủ cố gắng có được lợi thế trong pha bóng đó. Sau đây là một vài hướng dẫn bởi các trọng tài để quyết định cầu thủ nào phạm lỗi sau khi va chạm xảy ra:

- Cầu thủ đầu tiên chiếm một vị trí trên sân có lợi thế hơn với vị trí ấy. Cầu thủ nào dẫn bóng vào vị trí ấy và va chạm xảy ra, thường lỗi sẽ thuộc về cầu thủ dẫn bóng ấy.

- Khi một cầu thủ đội A di chuyển vào đường chạy của một cầu thủ đội B và cản đường chạy của cầu thủ ấy rồi gây ra va chạm, cầu thủ đội A sẽ chịu trách nhiệm cho va chạm ấy.

- Các cầu thủ trên sân không được cố tình giơ tay hoặc chân trên đường chạy của đối thủ. Nếu trọng tài bắt gặp, bạn có thể bị phạt bởi lỗi đó.



Trọng tài quyết định cầu thủ nào phạm lỗi.

1. Lỗi cá nhân

Những lỗi dưới đây là lỗi cá nhân thường gặp của các cầu thủ trong suốt quá trình luyện tập hay thi đấu. Các cầu thủ thường mắc lỗi này khi gây ra va chạm với đối thủ của mình.
Lỗi cản người (Blocking foul): Khi một cầu thủ sử dụng vị trí để ngăn cản đường chạy của cầu thủ đối phương.
Tấn công phạm quy (Charging): Khi một cầu thủ tấn công va chạm với cầu thủ phòng ngự đã chiếm một vị trí cố định trên sân.
Lỗi cùi chỏ (Elbowing): Khi một cầu thủ cố tình giơ cùi chỏ ra để ngăn cản đối phương và gây va chạm.
Lỗi giữ người (Holding): Dùng tay để gây cản trở đối phương tự do di chuyển.
Cản bằng tay (Hand Check): Khi cầu thủ phòng ngự liên tiếp hoặc đôi khi đặt một tay hoặc cả hai tay lên người đối phương (thường là người đang khống chế bóng).
Lỗi trên lưng (Over-the-Back): Nhảy lên hoặc qua lưng của cầu thủ đối phương khi cầu thủ này đang cố gắng bắt bóng bật bảng.
Lỗi khi cướp bóng (Reaching In): Khi cố gắng cướp bóng (steal), hậu vệ đưa tay ra và gây ra va chạm với cầu thủ khống chế bóng.
Ngáng chân (Tripping): Khi một cầu thủ sử dụng chân và khiến cho đối thủ ngã hoặc mất thăng bằng.



Liệu đây có phải lỗi giữ người?

2. Những lỗi thường gặp khác

Sau đây là một số lỗi khác thường gặp trong các trận đấu.
Lỗi cố ý (Flagrant Foul): Hành vi bạo lực do cố ý và có ý muốn gây hại cho đối phương.



Lỗi cố ý.

Lỗi phi thể thao (Intentional Foul): Lỗi có mục đích, thường được gây ra bởi cầu thủ phòng ngự nhằm ngăn cản đường bóng hoặc một cú ghi điểm của đối phương.
Lỗi khi ném (Shooting Foul): Khi một cầu thủ phòng ngự va chạm với cầu thủ tấn công khi cầu thủ này đang ở tư thế ném rổ.



Lỗi khi ném bóng.

Lỗi kỹ thuật (Technical Foul): Sự vi phạm hay các hành vi sai trái như đu rổ, chửi mắng trọng tài, gây gổ với đội bạn…đều ảnh hường xấu tới trận đấu. Một lỗi kỹ thuật được tính bằng hai lỗi cá nhân thông thường.



Lỗi kỹ thuật.

3. Lỗi và hình phạt đi kèm

Mỗi lỗi trong bóng rổ khi xảy ra đều dẫn đến một hình phạt cụ thể cho cầu thủ phạm lỗi cũng như đội bóng của cầu thủ ấy. Dưới đây là các hình phạt cụ thể cho từng loại lỗi xảy ra khi va chạm:
Lỗi cố ý (Flagrant Foul): Chịu hai quả ném phạt và mất quyền kiểm soát bóng.
Lỗi phi thể thao (Intentional Foul) – Chịu hai quả ném phạt và mất quyền kiểm soát bóng.
Lỗi cá nhân (Personal foul) – Mất quyền kiểm soát bóng. Nếu đội bóng đã quá 4 lỗi đồng đội, cầu thủ bị phạm lỗi sẽ được ném phạt.
Shooting Foul - Two or three free throws depending on the type of shot taken.
Lỗi khi ném (Shooting Foul) – Hai hoặc ba quả phạt (phụ thuộc vào cầu thủ bị phạm lỗi đang thực hiện cú ném 2 hay 3 điểm).
Lỗi kỹ thuật (Technical Foul) – Chịu hai quả ném phạt và mất quyền kiểm soát bóng.



Ném phạt do lỗi kỹ thuật.

Hy vọng những thông tin về các loại lỗi thường gặp trong bóng rổ trên đây sẽ có ích cho các bạn. Học và hiểu luật về mỗi loại lỗi là một phần quan trọng trong việc bổ sung kiến thức về môn thể thao hấp dẫn này.
Trả lời với trích dẫn


CHUYÊN MỤC ĐƯỢC TÀI TRỢ BỞI
Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 05:22 PM

  Advertisment  
Top
SangNhuong.com WMF

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.