PDA

View Full Version : Đồ hiệu hạng 2


tanbaolong2003
29-08-2012, 01:25 PM
Chọn mua hàng hiệu

Một người với kinh nghiệm chơi đồ hiệu trên 20 năm cho biết, trên 70% đồ hiệu ở Việt Nam, đặc biệt là quần áo đều là đồ dỏm. Khách hàng bây giờ khi mua đồ thường nhìn bề ngoài hoành tráng của những shop và chăm chú vào nhãn mác nên sẵn sàng trả cái giá mà đôi khi bị chủ cửa hàng “hét” đến tận mây xanh.

Cô bạn hớn hở khoe một đống đồ hiệu vừa mới “tậu” được: một chiếc sơ mi Banana Republic giá khoảng 60 USD, áo thun GAP 20 USD/cái, một chiếc quần Jeans Levi’s giá chót cũng trên 100 USD. Vậy mà đống áo quần toàn gắn “mạc” Mỹ ấy “chỉ 500 nghìn đồng thôi đấy”, cô bạn nheo mắt thích chí và dẫn Ngân làm một vòng “khảo sát thị trường đồ hiệu” đầy lý thú này.
http://www.xaluan.com/images/news/Image/2009/06/26/1246065878.img.jpg
Shop đầu tiên đặt chân đến là “Thu & Mai” trên đường Trần Quốc Thảo (quận 3). Cửa hiệu xuề xòa chỉ với tấm bảng “Bán hàng thủy tinh Tiệp Khắc & Mỹ” chứ không có dáng vẻ gì là một shop quần áo thời trang. Khi biết Ngân có người giới thiệu đến để mua hàng hiệu giá rẻ, anh Cường, chủ cửa hàng, chỉ tay vào cánh cửa nhỏ bên trong: “Mua đồ hiệu thì vào trong đó lựa. Ở đây chỉ bán cho khách quen, những người chơi hàng hiệu thì ai mà chẳng biết chỗ này”. Căn phòng nhỏ chỉ chừng 10m2, áo quần thay vì bày ra kệ lại được chất từng đống. Có mặt tại đây là những nhãn hiệu quen thuộc của Mỹ như Guess, Old Navy, GAP, Union Bay, Express…

Nghe nói giới ca sĩ, diễn viên cũng thích đến đây lựa quần áo. Trong một góc phòng, vài khách đang “hì hục đào bới” trong đống hàng cao ngất ngưởng, nào là túi xách, ba lô Esprit, Adidas… Ở phòng ngoài là một chiếc kệ bằng kính cao khoảng 2 m chưng giày dép đủ loại: Toàn là những Puma, AllStar, Tommy, Lacoste nổi tiếng dù hình thức có hơi bị “bèo nhèo” một tí. Giá áo thun từ 100.000 đến 200.000 đồng/cái, quần Holister, OldNavy, Express giá 150.000-350.000 đồng. Khi hỏi tại sao hàng hiệu nhưng giá lại “bình dân”? Người bán hàng chỉ trả lời: “Hàng Cambo (Campuchia) gia công cho Mỹ nhưng mình mua được với giá rẻ nên bán rẻ”.

Ghé shop Băng trên đường Bà Huyện Thanh Quan (quận 3, TP HCM), làm quen với một người mua hàng ở đây. Chị Phương Linh xưng là đạo diễn của một hãng phim và là “mối ruột” của loại hàng hiệu giá rẻ này mấy năm nay. Chị kể vanh vách tên và địa chỉ của các cửa hàng, nói nhỏ: “Em nhìn bộ đồ của chị này, áo GAP, quần Jean Holister, giày AllStar... trông rất “sành điệu” nhưng tất tần tật chỉ khoảng 400.000-500.000 đồng.
http://vietnambranding.com/news/img5/1214967210_42-17761375.jpg
Chị rành rọt: “Thật ra đó là những sản phẩm các hãng nổi tiếng đặt gia công ở những nước đang phát triển, nhưng vì bị vướng một vài lỗi kỹ thuật nên không “đi” được, và số hàng đó được Việt Nam mua lại và được bán ra như là một loại đồ hiệu… hạng 2. Những đôi giày bị lỗi này thường bị chặt đế, cắt hết chỉ, tháo đế lót được “tuồn” ra ngoài đóng đế, may chỉ, thay đế lót lại.

Và khi được “tân trang” lại thì những sản phẩm này có bề ngoài kha khá và được bán với giá khá “mềm” nên khách hàng có thể chấp nhận được. Đồ hiệu kiểu này có đủ các mặt hàng: giày dép, mũ nón, quần áo... và “Made in” tứ xứ.

Anh Hồng Minh, chủ tiệm “Minh” trên đường Nguyễn Văn Trỗi, cho Sài Gòn Giải Phóng biết: “Nhược điểm của đồ hiệu hạng 2 là size quá khổ. Vì được gia công để xuất ra nước ngoài nên kích cỡ của đồ hiệu loại này thường lớn hơn so với vóc dáng của người Việt Nam".

Ghé đến shop thời trang Hồng Mai trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa vào ngày cuối tuần, khách đông nghẹt, không thể nào chen chân vào để lựa hàng. Trông thấy cô bạn của Ngân, ông chủ tiệm nhận ra người quen, “mối đặc biệt” của cửa hàng mấy năm nay nên kéo vào bên trong: “Vào đây, lô hàng “Cambo” mới về đấy, chưa kiểm hàng nhưng ưu tiên cho khách quen”.

Cô bạn của Ngân nói: "Khách quen nên ổng cho mua hàng “2 giá” ù đấy, chứ ở ngoài kia thì được trộn chung và chỉ bán 1 giá". Để chứng minh, cô cầm 2 cái áo thun cùng một nhãn hiệu American Eagle nhưng một chiếc có hàng đẹp, dày nhưng nhẹ, giặt ít bị biến dạng, chiếc còn lại trông xấu hơn, mỏng hơn và chỉ mặc được vài lần đều được bán 120.000 đồng/cái, trong khi đó chiếc áo xấu hơn ở Trung tâm mua sắm Quảng trường Sài Gòn (Saigon Square) chỉ bán với giá khoảng 40.000 đồng/cái.

Thật ra không chỉ có hàng “Cambo” mà có nhiều hàng hiệu nước ngoài gia công tại Việt Nam cũng bán tại đây. Và những “mác” này thường được đính ở những góc khuất của áo quần.

Tuần trước, Ngân dắt bà dì đến shop T&M mua áo khoác để chuẩn bị cho chuyến đi công tác ở Australia. Chị bán hàng giới thiệu: hàng “măng-tô” này hiếm lắm, vài tháng mới có 2-3 cái về vì loại hàng này được may với số lượng ít, xuất qua Mỹ là chủ yếu. Dì quyết định mua chiếc áo măng-tô kaki màu trắng với giá 350.000 đồng vì “cái này mà mua ở ngoài cũng phải trên 500.000 đồng”. Khi mặc, dì của Thu mới thấy trong túi áo có cái mác “Made in Vietnam” ở cửa hàng chuyên thanh lý quần áo xuất khẩu tồn kho trên đường Điện Biên Phủ được treo một dọc 5 cái với giá 150.000 đồng/cái.

Chủ tiệm bán hàng hiệu lâu năm trên đường Nguyễn Trãi phân tích tỉ mỉ hơn: "Hàng hiệu gì đi chăng nữa đa số đều “Made in China, Malaysia, Taiwan”… Còn những cái mác “Made in Italy, USA”… thì hiếm hoi lắm và rất đắt".